Cấu hình máy tính văn phòng như nào là phù hợp?

Có lẽ câu hỏi này hơi thừa, vì nó quá là vô cùng. Cũng giống như kiểu bạn hỏi thế nào là giàu, bao nhiêu tiền thì giàu. Nói đến tiền, cấu hình máy tính này nó phụ thuộc nhiều vào số tiền bạn muốn bỏ ra đó.

Với máy tính, điện thoại hay các đồ công nghệ, như hiện nay thì ta không thể chạy đua để luôn có cái tốt nhất được, vì nó … tốn tiền lắm. Với “thường dân” như chúng ta, tốt nhất là xem xét đảm bảo như nào cho hợp lý, cho vừa túi tiền và cũng không đến nỗi lạc hậu.

Để phân tích cấu hình như nào cho phù hợp trong bài viết này thì là điều bất khả thi. Mình chỉ có thể dựa trên đánh giá chung và kinh nghiệm nhiều năm của mình để khuyên bạn, với chiếc máy dùng cho văn phòng (bất cứ công ty nào, bất cứ cá nhân nào, không quá yêu cầu về đồ họa hay yêu cầu gì đặc biệt), thì có thể tham khảo cấu hình như sau:

Cấu hình máy tính văn phòng:

Chip: Core i3 3210 hoặc tương đương trở lên.

Ram: Tối ưu nhất là 8GB hoặc hơn, nếu không thì 4GB cũng được nhưng sẽ hơi chậm và không tương thích với toàn bộ cấu hình máy.

Nguồn: 500W công suất thực trở lên, tất nhiên cũng không nên quá theo kiểu vác dao mổ trâu đi giết muỗi.

Ổ cứng: Với giá thành và các loại ổ như hiện nay (2020) thì có lẽ phù hợp nhất là 2 TB, tất nhiên tùy vào việc bạn có muốn chứa nhiều phim, nhạc hay dữ liệu khác hay không. Dung lượng ổ cứng không ảnh hưởng nhiều đến tốc độ máy tính. Tất nhiên nếu nói đến so sánh giữa ổ cứng bình thường với ổ SSD thì nó sẽ là một trời một vực. Vì thế nếu bạn có tiền mà mua ổ SSD thì quá ổn rồi. Và nếu mua ổ SSD thì bạn có lẽ cũng chỉ mua ổ để cài hệ điều hành. Còn lưu trữ các thứ khác thì cũng chỉ dùng ổ hard drive bình thường mà thôi nhỉ?

Case: tùy vào thẩm mỹ, bạn có thể chọn loại case nào phù hợp. Tiền nào của ấy, thế nên cân nhắc này phụ thuộc vào túi tiền mà thẩm mỹ của bạn.

Ổ đĩa quang: Có hay không là tùy bạn. Hiện nay loại ổ này nó cũng khá rẻ, thế nên thêm 1 cái DVD Rewrite để thi thoảng ghi linh tinh hoặc cài lại hệ điều hành thì nó dễ dàng hơn với những bạn không có khả năng cài đặt từ USB.

Main: Cái này tùy thuộc vào Chip và Ram bạn chọn mà có lựa chọn cho phù hợp. Mình có thể gợi ý vài cái Main cho bạn tham khảo như sau: ASUS P7H55-M LX, ASUS P8H61-M2, ASUS P8B75-M LX PLUS, GIGABYTE™ GA B75M-D3V, GIGABYTE- GA H61M-S2V-B3, GIGABYTE GA B75M-D3H, ASROCK H61M, …
Màn hình: 18.5″ Samsung hoặc HP.

Kết luận:

Ngoài ra thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn các máy của mấy siêu thị điện máy họ đã lắp ráp sẵn. Hoặc máy của các hãng như Dell, Lenovo, HP… Giá của các loại máy này với cấu hình tương đương như mình nói ở trên chỉ trong khoảng từ 7-8,5tr.

Thiết nghĩ, với việc đầu tư từ 8-10tr cho 1 bộ máy (bao gồm cả màn hình) là cũng không đắt lắm. Và cứ so sánh hiệu suất làm việc. Nếu để nhân viên mở một chương trình mà chờ tới 2-3 phút có khi hơn mới mở ra được, rồi thì có khi bị treo máy. Lúc đó sẽ thấy là vấn đề đầu tư máy móc nó cũng quan trọng đấy chứ.

Chọn được máy cấu hình vừa ý rồi thì lại phải làm thế nào để cài đặt các chương trình cần thiết. Sao cho máy đủ nhu cầu dùng, mà lại không ảnh hưởng nhiều tới tốc độ của máy. Mời các bạn đón đọc bài sau, mình sẽ viết về: Máy tính văn phòng cần cài những phần mềm gì?

4.8/5 - (6122 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *