Máy tính văn phòng, hay máy tính cá nhân, người sử dụng cũng đều mong muốn là máy chạy ổn định. Vấn đề máy chạy chậm thì có rất nhiều nguyên nhân, ngoài vấn đề cốt lõi là cấu hình máy tính ra thì nguyên nhân máy chậm hay nhanh cũng do người sử dụng nữa. Biên Thùy sẽ cùng các bạn nghiên cứu và rút ra những kinh nghiệm để đưa ra giải pháp hợp lý nhất nhé.
Đầu tiên là việc cài hệ điều hành:
Ở bài này, BienThuy.Com sẽ hướng dẫn một vài mẹo nhỏ cho bạn dựa trên hệ điều hành Windows nhé. Hệ điều hành Linux (Ubuntu, Fedora …) sẽ được hướng dẫn trong bài viết khác.
Nếu như bạn đã đọc bài Cấu hình máy tính để bàn cho nhân viên văn phòng như thế nào cho phù hợp, thì chắc bạn đã chọn được chiếc máy tính để bàn phù hợp rồi đúng không. Vì bài này mình không hướng dẫn cài Win, nên mình chỉ lưu ý vài điều khi cài Win thế này:
Hiện giờ, chắc đa số sẽ cài Windows 7 và Windows 8, thế nên ổ cài Win (thường là ổ C), các bạn nên để trong tầm từ 60GB trở lên. Sao lại vậy ư? Khi cài Windows 7 hoặc Windows 8 xong, riêng hệ điều hành nó cũng đã ngốn khoảng 15-20GB rồi. Và trong quá trình chạy, update, sử dụng, ổ C của bạn sẽ luôn tăng dần, chưa kể đôi khi để tiện, một số người cứ hay có thói quen để dữ liệu trên màn hình Desktop. Rồi việc các bạn tải phần mềm, phim ảnh, … nếu không tùy chỉnh thì nó cũng tống vào mục Download trong Document (tức là cũng ổ C chứ đâu). Thế nên, việc để ổ cài Win khoảng 60GB là hợp lý đó, không phung phí ổ thế nào đâu. Bạn nên nhớ, đối với ổ cài Win (ở đây là ổ C), thì dung lượng đĩa trống phải luôn tương đương dung lượng đã sử dụng hoặc lớn hơn. Nghĩa là nếu bạn để ổ cài Windows 60GB thì tốt nhất bạn không nên để nó đầy quá 40GB. Việc  tiếp theo sau khi cài win là cài các phần mềm cần thiết cho quá trình sử dụng.
Chúng ta cùng bắt tay vào nhé. Ở bài viết này Biên Thùy sẽ giới thiệu một số phần mềm cần thiết và nên cài cho máy tính để bàn sử dụng hệ điều hành Windows.
1, Microsoft Offices:
Tất nhiên rồi, nó là phần mềm gần như “bắt buộc” phải cài đối với tất cả máy tính. Hạn chế của nó là phải mua bản quyền. Ở đây mình không bàn đến bản quyền, chỉ nêu ra việc nó cần hay không thôi nhé. Lựa chọn khác nếu bạn muốn đồ miễn phí là Open Offices. Tải Open Offices tại đây: https://yyen.info/kGawqQMSf9
2, CCleaner:
Công cụ dọn rác máy tính tuyệt vời. Với nhiều chức năng hữu ích giúp bạn giải phóng bộ nhớ, giải phóng ổ cứng và sửa lỗi Registry. Bạn có thể đọc loạt bài hướng dẫn tăng tốc máy tính với CCleaner tại đây. Tải CCleaner tại đây
3, Bullzip PDF Printer:
Phần mềm miễn phí cho phép bạn chuyển đổi bất kỳ file gì sang định dạng PDF. Cách sử dụng của phần mềm này rất đơn giản. Nó hoạt động như một máy in, muốn chuyển đổi tệp tin gì sang định dạng PDF, bạn chỉ cần mở tệp tin đó ra, nhấn Ctrl+P hoặc chọn chức năng In, ở mục chọn máy in, bạn chỉ cần chọn Bullzip PDF Printer, nhấn Print, một hộp thoại sẽ hỏi bạn lưu tệp tin PDF ở chỗ nào, bạn chỉ việc chọn thư mục muốn lưu rồi nhấn Save, chưa đầy 30 giây sau bạn đã có bản PDF của tệp tin bạn muốn rồi. Tải Bullzip PDF Printer tại đây. Bạn có thể tải bất cứ bản nào trong số 3 lựa chọn của Bullzip PDF Printer. Tất cả đều miễn phí cho người sử dụng cá nhân :D
4, Adobe Flash Player:
Nếu bạn muốn xem các file Flash, hay video trên youtube, các trang nghe nhạc, xem phim sử dụng Flash, hẳn bạn sẽ cần đến Adobe Flash Player. Lựa chọn khác là Microsoft Silverlight. Hiện tại thì đa số vẫn dùng Adobe Flash Player. Với các trình duyệt “đời mới” hiện nay thì HTML5 cũng có khả năng tự play Flash mà không cần cài bất cứ plugin hỗ trợ nào. Tuy nhiên không phải trang web nào cũng hỗ trợ HTML5. Vì vậy Adobe Flash Player vẫn là lựa chọn cần thiết cho bạn. Tải Adobe Flash Player tại đây
5, Adobe Reader:
Cũng của Adobe, phần mềm cho phép bạn đọc các file định dạng PDF. Các lựa chọn khác cho bạn là: Foxit Reader, Sumatra PDF. Các phần mềm này đều có cài kèm vài phần mềm quảng cáo, ví như Adobe Reader thường có lựa chọn cài kèm McAfee Security Scan Plus. Bạn không cần phải tích vào lựa chọn này. Tải Adobe Reader tại đây.
6, Mozilla Firefox:
1 trong 3 trình duyệt phổ biến nhất trên thế giới. Trước đây, Firefox thường bị kêu là tốn nhiều RAM nhưng mình thấy thực ra ở các phiên bản mới nhất từ 32 trở đi, Biên Thùy kiểm tra thì sự chênh lệch về việc ngốn RAM giữa Firefox và Chrome là không đáng kể, thậm chí, nếu bạn mở khoảng 20 Tabs trở lên, Firefox hoàn toàn có thể xử lý mượt mà hơn Chrome rất nhiều (Trong điều kiện thử nghiệm là tất cả đều cùng hoạt động trong môi trường như nhau, và các tình huống khác nhau: ví như cùng sử dụng với các chương trình ngốn RAM nặng như Adobe Photoshop Cs6, Adobe Premiere Pro CS6,… hoặc trong điều kiện chỉ có mình Firefox hoặc Chrome chạy. ). Tải Mozilla Firefox tại đây.
7, Google Chrome Browser:
Cũng là 1 trong 3 trình duyệt phổ biến nhất thế giới, ra đời sau nhưng nhờ sự hỗ trợ của Google, Chrome trở thành đối thủ trực tiếp và có khả năng tiếm ngôi vị số 2 của Firefox. Ưu điểm vượt trội của Chrome là nhẹ và mở cực nhanh. Tuy nhiên nếu hoạt động với hiệu suất cao, ví như mở khoảng 2-30 tabs cùng lúc và chạy trong điều kiện khắc nghiệt thì Chrome không xử lý mượt bằng Firefox và đôi lúc bị treo. Tải Google Chrome Browser tại đây.
8, K-Lite Codec Pack Full:
Phần mềm bổ trợ giúp bạn xem và nghe các file nhạc, phim với các định dạng và được encode bằng các codex khác nhau: .mkv, .mp4, .ts, …Mình có sử dụng phần mềm này và thấy nó khá đầy đủ các codex, hầu như đáp ứng đủ các codex bạn cần. Đặc biệt nó được update thường xuyên. Tải K-Lite Codec Pack Full tại đây. Lưu ý là các bạn chỉ nên cài bản K-Lite Codec Pack Full thôi nhé, đừng ham hố các bản khác, không có đôi khi nó lỗi hoặc không đọc được vài file lại hỏi tại sao? :D
Ngoài ra, các bạn có thể cân nhắc cài đặt các phần mềm như Google Drive (miễn phí 15GB), Microsoft Onedrive (miễn phí 30GB dung lượng) (những phần mềm lưu trữ “trên mây” cho phép bạn truy cập dữ liệu ở khắp mọi nơi), Skype, Internet Download Manager, và các phần mềm cần thiết cho mục đích riêng của bạn nữa.

5/5 - (1186 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *