Thánh Dực quân là cấm vệ quân thời nhà Trần có hai màu đen và trắng
Thánh Dực có nghĩa là “đôi cánh của thần thánh”, hoặc là “đôi cánh của vua”.
Đôi cánh màu trắng là Thánh Dực Quân chuyên bảo vệ vua, xuất thân hoàng gia
Còn cánh màu đen được gọi là Thánh Dực Dũng Nghĩa.
Ý tưởng của đội quân Dũng Nghĩa – Thánh Dực Quân
Thời Trần đội quân Dũng Nghĩa rất lợi hại dựa theo ý tưởng từ nhà Tống bên Trung Quốc. Năm 1073, nhà Tống dùng cho Lưỡng Quảng. Đại Việt nhanh chóng học theo. Sử nhắc đến hai từ Dũng Nghĩa nhiều lần nhưng hiếm ai để ý vì quá ít thông tin về đội quân này. Đội quân này không có biên chế chính thức nhưng đặc biệt chuyên nghiệp; hưởng chế độ huấn luyện ngang với cấm quân.
Dũng Nghĩa không phải Nghĩa Dũng, đội quân mạnh nhất Đại Việt; góc khuất tối nhất ít người muốn nhắc.
Họ là dân vong mệnh (trộm cướp, bất hảo, bần cố nông, cùng đinh tận đáy xã hội người ta vứt ra lề đường, không sợ chết, có chết cũng ít ai quan tâm). Chính quyền và vương hầu thu gom một số; cấp lương bổng, huấn luyện ngang cấm vệ quân. Lực lượng tinh nhuệ nhất, tồn tại với nhiệm vụ: đánh trận quan trọng; xuất hiện nơi thập tử nhất sinh, cảm tử cuồng tín.
Thánh Dực Dũng Nghĩa trung thành tuyệt đối với vua vì họ đa số là tử tù hoặc là tội phạm nguy hiểm nhất; vua không xử tử mà ban mạng sống để họ cống hiến cho quốc gia. Nhưng không phải để lập công chuộc tội vì lập công không được thưởng (chết còn không được lập bia mộ); mà để thỏa chí tung hoành thiên hạ. Đối với kẻ từng chọc trời khuấy nước; không thân không thích, chẳng ai đoái hoài như họ thì mạng sống chỉ có ý nghĩa khi được sống với dã tính điên cuồng trên chiến trường. Vì đó mới chính là họ.
Các trận tiểu biểu được nhắc đến
Trận Bạch Đằng 1288; một đội Dũng Nghĩa đánh chặn đoàn thuyền quân Nguyên rút về nước; câu giờ cho quân dân ta xây xong bãi cọc.Thắng to nhưng hy sinh nặng.
Trận thủ bờ Thiên Mạc câu giờ cho vua nhà Trần rút quân; toàn bộ quân Thánh Dực Dũng Nghĩa hy sinh cùng chủ tướng Trần Bình Trọng; bù lại thành công trong việc đối đầu với quân số gấp 3 lần; là đội quân từng san phẳng Đông Âu của Mông Cổ trong gần một ngày.