Một câu hỏi đặt ra: có nên lập bàn thờ Phật, Bồ tát tại nhà riêng không? Câu trả lời: việc lập ban thờ là được, nhưng còn tùy thuộc vào nhà riêng thế nào. Nếu chỗ ở quá chật hẹp, ở tập thể với người khác (như ký túc xá, nơi nhà trọ lâu dài), trong nhà chỉ một mình tin và học Phật thì không nên lập ban thờ Phật, Bồ tát. Nếu cứ lập ban thờ như vậy, là tự đưa mình là người lập dị, gây mất lòng và dị nghị với người chung quanh.

Nếu có điều kiện lập ban thờ Phật, thì chọn vị trí chính trong phòng khách, lung của tượng Phật không nên để sát cửa sổ, mà để sao cho mặt tượng hướng ra cửa chính, ánh sáng đầy đủ, người vào có thể nhận ra ngay được… Bàn thờ Phật là trung tâm của gia đình, có tác dụng tạo ra sự an tâm và cảm giác an toàn cho người trong nhà. Còn như phương hướng mà thầy phong thủy chỉ, có thể tham khảo, không câu nệ, mê tín.

Nhưng chú ý một điều: không để tượng Phật hướng về nhà vệ sinh, vào bếp và vào giường ngủ.

Nếu ai có điều kiện thiết lập Phật đường tức nơi thờ riêng Phật, thì chọn nơi yên tĩnh, chó mèo không vào ra, không phải là nơi hội họp, tiếp khách, nơi nói chuyện, tiệc tùng; nơi đây chỉ để lễ Phật, tụng kinh hay tu thiền.

Nếu như trong nhà trước đó đã có ban thờ thần, gia tiên, khi rước tượng Phật về thì nên để yên vị đã, nhưng để tượng Phật, Bồ tát chính giữa, thần và gia tiên ở hai bên. Bởi vì tất cả thiện thần và tổ tiên sẽ hộ trì và thân cận Tam Bảo, sẽ được lợi ích lớn trong Phật Pháp. Đợi khi có điều kiện lập riêng ban thờ Phật hay Phật đường, thì tượng thàn có thể coi là đồ cổ đem cất đi. Còn bài vị tổ tiên đem thờ dưới tượng Phật hay nơi khác, cũng có thể đem bài vị tổ tiên lên chùa.

Trong nhà không nên thờ nhiều thánh tượng, vì sẽ gây ra tạp loạn. Mỗi vị Phật sẽ đại diện cho vạn vị Phật mỗi vị Bồ tát đại diện cho vạn Bồ tát. Cho nên thường thì thờ tượng Phật A di đà, tượng Quán thế âm Bồ tát là được. khi bày thì để tượng Phật chính giữa phía sau, tượng Bồ tát phía trước, cũng có thể đặt tượng Phật trên cao so với tượng Bồ tát. Kích thước tượng to nỏ nên tùy thuộc vào không gian nơi thờ, sao cho hài hòa.

Khi thỉnh thượng Phật hay Bồ tát về, nhiều người thích làm lễ khai quang, theo quan điểm Phật giáo thì không nhất thiết phải thế. Vì tượng Phật hay Bồ tát chỉ là tương trưng để ta nương vào đó mà hành đạo còn Phật, Bồ tát luôn hiện diện ở khớp nơi, tùy cơ duyên mà cảm ứng với ai tâm chí thành, nghiêm trang đến với các vị. Việc ta có thánh tượng Phật và Bồ tát là đẻ mọi người có đối tượng để tỏ lòng cung kính, cúng dường đảnh lễ, chính nhờ phương tiện tu hành này mà ta thu được nhiều lợi ích trong Phật giáo. Cho nên điều quan trọng nhất là ta phải có tâm tín tưởng, tâm chí thành tâm cung kính, mà chẳng phải ở thánh tượng, do vậy có khai quang hay không cũng không là điều quan trọng.
Khi thắp nhang, cần dùng những loại có mùi hương thoang thoảng, đồ cúng dường phải tương sạch, khi cúng xong phải dọn không để khô héo trên bàn thờ. Mỗi ngày nên có khóa tụng vào sáng vào tối, với hai buổi cúng hương và cúng nước. Trước khi ra khỏi hay về nhà cần làm lễ Phật trước để tỏ lòng biết ơn và cung kính, chính niệm.

4.8/5 - (7181 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *