Quy y Tam bảo là thuật ngữ về một nghi lễ đặc trưng của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu mang tính định hướng, giác ngộ từ một ‘phật tử cảm tính’ thành ‘phật tử đúng pháp’ dưới ánh sáng, giáo lý đạo Phật. Để tìm hiểu rõ hơn ý nghĩa quy y Tam bảo, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu chung về việc Quy y.

Hiện nay, nhiều người cho rằng Quy y chỉ đơn thuần là đến một chùa nào đó nhờ sư thầy đặt cho một pháp danh. Để rồi dùng pháp danh đó để khi đi chùa làm lễ xin khấn “mua may bán đắt” cho thuận lợi. Cũng có quan điểm cho rằng “trẻ vui nhà, già vui chùa”. Do đó lầm tưởng rằng việc quy y là việc của người già. Còn người trẻ thì không nên Quy y.

Những cách hiểu như trên là hoàn toàn sai lầm. Và những lệch lạc này sẽ ảnh hưởng đến ngộ tâm khi quy hướng Tam bảo, tạo ra nghiệp xấu cho bản thân.

Ý nghĩa Quy y Tam Bảo
Ý nghĩa Quy y Tam Bảo

Ai được phép quy y tam bảo?

Nghe được phép thì to tát quá. Nhưng hiểu nôm na thì quy định những ai được quy y? Xin trả lời là tất cả mọi người có đủ hành vi nhận thức, và đủ 13 tuổi trở lên thì được phép Quy y Tam Bảo. Nếu muốn giải thích tại sao phải từ 13 tuổi trở lên thì có nhiều cách giải thích. Vừa liên quan tới Tâm linh, vừa liên quan đến nhận thức. Việc quy y tam bảo là việc chúng ta hướng tâm về Phật. Làm theo giáo pháp của Phật. Hãy đọc lại bải Quy y Tam Bảo là gì để hiểu rõ hơn về việc Quy y, những lợi ích và giới luật khi Quy y.

Từ đó có thể thấy rằng, càng trẻ, chúng ta càng nên sớm Quy y. Để cho chúng ta luôn phải “dè chừng” những ý nghĩ sai lệch, những hành động có hại cho chính bản thân hay người khác.

Một số luận chứng để chứng minh bạn nên quy y khi còn trẻ:

Trước tiên, cần nắm rõ Ngũ Giới. Tức là 5 điều cấm khi Quy y:

1, Cấm sát sinh:

Nghĩa là không giết hại người hay vật, kể cả các sinh vật nhỏ nhất như con kiến. Tuy nhiên, đây là giới luật mở. Ví dụ, một người vợ khi Quy y rồi, nhà có khách, cần giết gà, cá để đãi khách, thì có bị coi là phạm giới không? Xin thưa là không. Nếu muốn biết chi tiết tại sao, mời bạn tìm hiểu kỹ về Ngũ giới.

2, Cấm trộm cắp:

Đây là giới nghiêm ngặt chấp hành, không có ngoại lệ nào như giới số 1 bên trên.

3, Cấm tà dâm

Nhiều người hiểu sai, khi Quy y là không được quan hệ nam nữ. Khi các bạn Quy y, các bạn vẫn được “hành sự” bình thường với vợ/ chồng mình. Đó là sinh lý con người nhằm đảm bảo nòi giống. Cấm tà dâm ở đây là việc khi có vợ / chồng rồi mà vẫn đi quan hệ với người khác, ngoài vợ/ chồng của mình.

Đây là điều cấm ảnh hưởng lớn tới tâm lý khi quyết định quy y. Đến đây thì các bạn đã hiểu vì sao càng người trẻ tuổi thì càng nên sớm Quy y Tam bảo chưa?
Việc Quy y là việc tự nguyện, khi mình đã chấp nhận Quy y nghĩa là tin tưởng vào Phật pháp, vào Tam Bảo. Mọi hành động ý nghĩ của mình đều phải nằm trong giới hạn của ngũ giới. Do đó khi người chồng/ vợ đã quy y rồi, muốn làm việc gì đó có lỗi thì có lẽ sẽ phải suy nghĩ kỹ trước khi để xảy ra việc không hay.

4, Không được nói sai sự thật

Ý nghĩa của việc không được nói dối là để tôn trọng sự thật, nuôi dưỡng lòng từ bi, và bảo tồn trung tín của xã hội. Tuy nhiên đây là giới luật khai mở, giống điều số 1, trong 1 số tình huống, ta có thể nói dối mà không ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến người khác.

Tuy nhiên, vẫn nên đảm bảo sự thật. Có một tích truyện kể rằng. Một hôm Phật đang ngồi thiền trong rừng thì có một con nai chạy qua. Sau đó một người thợ săn đuổi theo và gặp Phật. Khi thấy con nai chạy qua thì Phật không ngồi thiền nữa mà đứng lên. Khi gặp người thợ săn, người thợ săn hỏi:
– Thưa Phật, ngài có thấy con nai nào chạy qua đây không?
– Từ lúc ta đứng ở đây, không thấy con nai nào chạy qua cả/
Như vậy, qua tích truyện này, ta thấy sự tinh tế và cũng là cách áp dụng điều luật không nói sai sự thật trong cuộc sống.

5, Không được uống rượu

Phải nói rõ, điều này là cấm say xỉn. Còn việc uống rượu thuốc, tham gia vui vẻ một vài chén thì không sao.

Rượu còn nguy hiểm hơn thuốc độc. Một chén thuốc độc ta uống vào chết ngay, nhưng chỉ chết một thân hiện tại, chứ rượu uống vào làm mất giống trí tuệ, phải chết đi sống lại vô số kiếp. Vì thế, để bảo toàn hạt giống trí tuệ quý báu, Phật cấm uống rượu.

Rượu chính nó không phải là một tội lỗi như sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nhưng nó có thể làm nhân cho những tội lỗi kia sanh ra. Khi đã uống rượu vào say sưa, thì tội nào cũng có thể phàm được.

Rượu gây rất nhiều tội lỗi. Sau đây 10 tai hại của rượu mà trong Kinh đã nói đến:

Của cải rơi mất;

Tăng trưởng lòng giết hại;

Trí tuệ kém dần;

Sự nghiệp chẳng thành;

Thân tâm nhiều khổ;

Thân hay tật bệnh;

Tâm sân hận bồng bột, ưa cãi lầy;

Phước đức tiêu mòn;

Tuổi thọ giảm bớt;

Mạng chung đọa vào địa ngục.

Chúng ta đã thấy công dụng thiết thực và lợi ích của năm giới

Ý nghĩa Quy y Tam Bảo:

 Nếu Tam Quy là nền tảng, thì Ngũ Giới là 5 nấc thang của người Phật tử tại gia để bước dần lên Thánh quả. Trong bước đầu, người Phật tử nếu có thể phát nguyện giữ cả năm giới thì càng tốt. Nếu vì nhiều sự ràng buộc chưa thể giữ được cả năm giới thì có thể giữ vài giới mà mình thấy có thể thực hành được. Ví như: không tà dâm, không uống rượu, không nói dối.

Năm giới nói trên không có gì là cao siêu, huyền bí. Đó là bài học công dân thông thường mà bất cứ một xã hội nào, một quốc gia nào muốn phồn thịnh, hùng cường cũng không thể bỏ sót được. Cho nên 5 điều luật ấy không phải chỉ để áp dụng riêng chi giới Phật tử, mà còn chung cho tất cả những ai muốn sống một cuộc sống lành mạnh, an vui, có lễ nghĩa và tiến bộ.

Một xã hội mà mọi phần tử đều thực hiện được 5 giới cấm ấy. Thì đó là một xã hội gương mẫu, văn minh nhứt thế giới.

Như vậy, có thể kết luận:

  1. Phật tử không giữ giới không phải là Phật tử
  2. Người không theo đạo Phật cũng nên giữ giới
4.6/5 - (5191 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *